Việc mất những dữ liệu quý giá được coi là cơn ác mộng của người làm phim, và điều này có thể xảy ra với cả những người giỏi nhất. Mặc dù vậy, tin tốt lành là bạn có thể dễ dàng tránh được nó. Trong bài viết này, chúng tôi phỏng vấn David Zimmerman, CEO của LC Technology International, là một chuyên gia về khôi phục dữ liệu, đã làm việc với tất cả những người làm phim ở mọi cấp độ, từ những người nghiệp dư làm phim tại nhà đến những người làm nội dung chuyên nghiệp cho Hollywood, để khôi phục dữ liệu bị hỏng, bị xóa, hoặc bị mất do lỗi phần cứng. Dưới đây là các lỗi và những lời khuyên của anh
Lỗi của người điều khiển máy quay
Khi các lỗi được phát hiện trong quá trình hậu kỳ, vấn đề thường xảy ra với thiết bị lưu trữ, và hầu hết nguyên nhân là do “lỗi người dùng”. Dưới đây là một trong số những vấn đề thường gặp:
- Người điều khiển máy quay (camera operator) tắt máy trước khi quá trình ghi nội dung lên thẻ được hoàn tất. Máy quay không còn ghi nữa, nhưng dữ liệu vẫn đang được cache và cần một và phút để chuyển toàn bộ dữ liệu sang thẻ nhớ mà không bị hỏng.
- Tháo thẻ nhớ đột ngột và làm gián đoạn quá trình ghi dữ liệu vào thẻ nhớ.
- Tráo đổi thẻ nhớ giữa các máy quay. Việc dùng một thẻ cho hai loại máy quay khác nhau là cực kỳ rủi to. Các định dạng và cấu trúc khác nhau làm cho việc tráo thẻ có thể gây ra lỗi.
- Tiếp xúc với hơi ẩm, chất lỏng hoặc bụi bẩn có thể làm hỏng thẻ.
- Người điều khiển máy quay cần khử tĩnh điện một cách cẩn thận trước khi mang thiết bị đi hoặc xử lý thẻ nhớ.


Những việc các nhà làm phim cần lưu ý để đảm bảo an toàn dữ liệu
1. Thường xuyên kiểm tra thẻ nhớ
Thẻ nhớ có thể bị xuống cấp theo thời gian và cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động bình thường. Hãy cân nhắc sử dụng một ứng dụng phù hợp để kiểm tra tốc độ và khả năng của thẻ nhớ. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy cất thẻ nhớ đó đi và sử dụng một thẻ mới. Bạn có thể sẽ phải chi nhiều tiền hơn để có được một thẻ nhớ cao cấp, nhưng nó giúp bạn tránh được những tổn thất kinh hoàng và giảm thiểu chi phí do những chậm trễ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất do các vấn đề về thẻ nhớ và dữ liệu gây ra. Có rất nhiều trường hợp các thẻ nhớ SanDisk chuyên nghiệp bị hỏng mà máy tính không phát hiện ra, vấn đề chỉ được phát hiện ra sau khi những ngày quay căng thẳng đã qua. Mà lúc đó thì xong hết rồi.
2. Tạo nhiều bản sao tại nhiều địa điểm khác nhau.
Một người làm phim kể rằng: “Khi tôi đang làm một video đám cưới, tôi bị buộc phải tắt máy tính, và khi làm như vậy, tôi rút thẻ nhớ ra trước khi các file được upload xong. Sau khi khởi động lại máy, tôi phát hiện ra toàn bộ file không còn nữa – tôi gắn thẻ nhớ vào và phát hiện chẳng có gì hết ngoài trừ các hộp nhỏ với dấu chấm than “!” trong đó, nói rằng không có dữ liệu. Tôi sụp đổ…” Có hai cách để tránh vấn đề này: tắt (shutdown) máy tính đúng cách và tạo một bản sao.
3. Tạo một bản sao trên một máy tính khác, trên cloud và một ổ cứng ngoài.
Trong quá trình hậu kỳ, ai đó sẽ thường sao chép nội dung trong thẻ vào máy tính của họ và dựng với phần mềm mà họ ưa dùng. Lúc này, họ làm việc với ổ cứng chứ không phải là thẻ nhớ nữa, và phải đảm bảo rằng họ đã tạo các bản sao, cả trên một máy tính khác, trên cloud và một ổ cứng ngoài. Các thiết bị lưu trữ vật lý chứa các bản sao này được đặt ở những địa điểm khác nhau là một hàng rào an ninh thông minh nhằm chống lại thiên tai lũ lụt, trộm cắp hoặc cháy. Thời gian cần thiết để tạo các bản dự phòng và chi phí cho các thiết bị lưu trữ đang ngày càng trở nên rẻ hơn, vậy nên không có lý do gì mà không sao lưu. Việc chuyển nội dung từ một thẻ nhớ 256GB lên cloud có thể mất vài giờ, tùy thuộc vào tốc độ kết nối của bạn, nhưng bạn chỉ mất vài phút để set up cho nó, việc còn lại chỉ là chờ cho nó tải lên thôi.
Nên thực hiện các công việc trong hậu kỳ trên một bản sao, để bản gốc và các bản dự phòng làm két an toàn. Việc người làm phim dùng các thiết bị ghi (như thẻ nhớ) làm phương tiện lưu trữ dài hạn là đang tự đưa mình vào thế nguy. Các thẻ nhớ rất mong manh và dễ mất nữa, nó chỉ nên được dùng như một phương tiện để giúp chuyển dữ liệu từ máy quay đến nơi lưu trữ lâu dài. Hơn nữa, với những công việc quan trọng, cần phải dùng thẻ riêng cho mỗi dự án, và sau đó thực hiện các quy tắc dự phòng một cách nghiêm ngặt. Chọn thiết bị lưu trữ là việc quan trọng để làm việc và lưu trữ dữ liệu an toàn, hiệu quả.
4. Xử lý các vấn đề về thẻ – rẻ hơn là phải quay lại một cảnh
Việc xử lý các vấn đề về thẻ và định dạng (khôi phục dữ liệu) là khả thi với sự giúp đỡ của chuyên gia. Nó thực sự là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, chắc chắn là nó ít tốn kém hơn so với việc tập hợp mọi người và quay lại cảnh.

Kết luận
Tóm tắt các thông tin ở trên, chúng ta có một bảng các quy tắc cần nhớ sau. Hãy lưu lại! Nó có thể cứu dữ liệu của bạn đó.
- – Đừng có tắt máy quay trước khi dữ liệu được ghi hoàn toàn vào thẻ.
- – Tắt máy đúng quy trình (đừng tắt máy đột ngột)
- – Đừng dùng cùng một thẻ cho hai máy quay khác nhau.
- – Kiểm tra thẻ trước khi quay để đảm bảo nó hoạt động bình thường.
- – Khử tĩnh điện của máy quay trước khi gắn thẻ vào.
- – Tránh để thẻ tiếp xúc với hơi ẩm, chất lỏng và bụi.
- – Tạo nhiều bản sao cho dữ liệu và làm việc trên một bản sao.
Nguồn: ymcinema.com & pixel factory
There are no secrets to success. It is the result of preparation, hard work, and learning from failure.
This is a useful post for finding broken links within the website, what about links pointing outwards that are broken? I can use a free web service but wondered if this was possible.
Great tool! I am using a redirect plugin to send all my 404’s to my home page but I think it’s slacking sometimes.